Hướng dẫn cách chọn, sử dụng khẩu trang chính xác nhất

Chọn loại khẩu trang nào cho chuẩn

Giữa vụ dịch Corona nói riêng và ti tỉ loại virut nói chung – việc đeo khẩu trang là vô cùng vô cùng cần thiết
Cơ mà khẩu trang thì có hàng chục loại, từ 500 đồng đến vài trăm nghìn, đi chọn mua thôi cũng đủ loạn.
Vậy đeo cái khẩu trang y tế 3 lớp – 3000đ hay 3M 30000 hay N95, N97
Theo khuyến cáo mới nhất của BYT về việc phòng bệnh do Corona ( Co ro nào) gây ra thì khẩu trang y tế 3 lớp 3000vnđ “LÀ ĐỦ ĐỂ PHÒNG BỆNH”.
Số liệu cho các bạn muốn tham khảo tính chính xác của khẩu trang 3000 vnđ.

Virus corona có kích thước khoảng 150-200nm (nano mét), chủ yếu cư trú trong giọt nước bọt lớn.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy: các giọt nước bọt lớn có kích thước từ khoảng 75 đến 360 micro mét (1 micro mét = 1000 nano mét). Do đó, nó có thể dễ dàng bị giữ lại bởi các khẩu trang y tế thông thường với khả năng lọc hiệu quả các hạt có kích thước trên 5 micro mét.

Dùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho.

Tiêu chuẩn chọn khẩu trang là gì nhỉ

là khẩu trang của bạn phải có 3 lớp chuẩn chỉnh, để biết chính xác, hãy cắt bừa 1 cái khẩu trang bạn vừa mua để nhìn cho chuẩn kẻo “đeo cũng như không”.
3 lớp đấy là :
– Lớp ngoài có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt-xì, ho, thở mạnh,… Mặt ngoài thường có màu xanh blue nhạt để dễ phân biệt.
– Lớp trong luôn có màu trắng rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Mặt vải quay vào trong, sát với da mặt nên phải tinh khiết mịn màng, không xơ sợi sùi lông gây khó chịu. Ngoài ra, mặt trong phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi, tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
– Lớp giữa có tác dụng ngăn các hạt dịch văng bắn và phải lọc được bụi, vi khuẩn. Đây chính là lớp quyết định chất lượng khẩu trang

Một lớp lọc “đúng chuẩn” phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, nhưng lại phải có kết cấu đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.

Theo FDA (Hoa Kỳ), một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng khẩu trang là “Hiệu suất lọc khuẩn” – Bacterial Filtration Efficiency (BFE).

Các loại khẩu trang chỉ được xếp là “khẩu trang y tế” khi có BFE > 95%. Chọn khẩu trang tốt là chọn loại có BFE cao nhất. Loại khẩu trang có BFE > 99% chính là sự lựa chọn tốt nhất.

Khi mua khẩu trang hãy :
– nhìn xem có mấy lớp.
– có phần gọng mũi phía trên hay không
– có chỉ số BFE bao nhiêu.
– mà tốt nhất là cắt bừa 1 cái ra cho nó chuẩn!!!!

Cách đeo khẩu trang
Cách đeo khẩu trang

Dùng khẩu trang như thế nào là đúng

Sai ở đây bao gồm :
– Đeo nhầm mặt
– Đeo nhầm chiều
– Đeo sai cách
– Tái sử dụng nhiều lần
Đeo sai là đeo vô dụng nên tốt nhất là không cần đeo ?!!!! HÃY ĐỌC KỸ TRƯỚC KHI ĐEO KHẨU TRANG CHO ĐỠ PHÍ TIỀN MUA KHẨU TRANG NHÉ!!!!

⚡️ Chỉ sử dụng khẩu trang 1 lần rồi vất vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
⚡️ Khi đeo khẩu trang, phải để mặt xanh ra ngoài do mặt này có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống. Mặt màu trắng có tính hút ẩm nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
⚡️ Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.

Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách

CÁCH ĐEO KHẨU TRANG Y TẾ

  • B1. Rửa tay
  • B2. Lấy khẩu trang mới từ hộp, đảm bảo không bị rách, thủng
  • B3. Mép có vành kẹp mũi sẽ ở trên
  • B4. Mặt xanh (mặt có màu) sẽ quay ra ngoài, mặt trắng sẽ áp sát mặt
  • B5. Đeo khẩu trang (có thể là dây buộc, quai mỏng hoặc đai cao su), miễn là kín từ mũi đến cằm
  • B6. Dùng tay bóp kẹp mũi sao cho ôm sát theo sống mũi, dùng hai ngón tay ấn nhẹ để kẹp ôm sát hai cánh mũi
  • B7. Kéo nhẹ để mép dưới khẩu trang phủ qua cằm

CÁCH THÁO KHẨU TRANG

Khi không cần đeo khẩu trang nữa hoặc khi khẩu trang bị bẩn, ướt, cũ (khi thở không thấy thoải mái, tức là đã cũ), ta tiến hành thay khẩu trang:

  • B1. Rửa tay
  • B2. Không chạm vào mặt ngoài (vì đã bẩn)
  • B3. Móc tay vào quai đeo (hoặc dây buộc) để cởi khẩu trang
  • B4. Vứt vào thùng rác
  • B5. Rửa tay lại

Tại sao lại khuyên dùng khẩu trang y tế? Tại sao không nên đổ xô đi mua N95?

– N95 không có cỡ cho trẻ em.
– N95 chỉ hiệu quả nếu đeo vừa khít.
– Nếu đeo N95 khít thì căng thẳng, đau đầu, đau mặt, khó thở do bí. Mấy ông đang ho, sốt, tức ngực thì đeo càng khó chịu. Vì thế, tỉ lệ tuân thủ kém!
– Nếu đeo N95 không khít (vẫn hít thở “dễ chịu”) thì đeo cũng như không.
– Giá cao. Dễ tiếc của mà dùng đi dùng lại = lợi bất cập hại.
– Coronavirus vẫn bé hơn lỗ lọc của N95. Vẫn xuyên qua được. N95 chỉ có hiệu quả ngăn cản và kín tốt hơn khẩu trang y tế thường. Bác sĩ truyền nhiễm Trần Long có ví von: “Vấn đề lây lan virus chính là theo giọt bắn chứ nó không bay lơ lửng tự do như đàn chim bay tránh rét.” Vậy nên khẩu trang y tế có thể hoàn thành nhiệm vụ chống đỡ các giọt bắn này!

Rửa tay thường xuyên để phòng dịch virus corona 2019

Rửa tay là một thao tác rất đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả trong việc giúp con người bảo vệ bản thân dưới những tác động xấu của vi khuẩn, virus nói chung, rửa tay đúng cách quan trọng không kém khẩu trang.

Rửa tay có phòng chống được virus CORONA hay không
Trong thời dịch cúm và dịch Corona. Khi chọn dung dịch rửa tay khô để phòng ngừa virus cúm mùa hay Corona, không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chọn loại có chứa cồn 60%-75% là được.

Dung dịch này tiêu diệt được hầu hết các loại virus, nên có tác dụng rất tốt phòng ngừa lây lan thời Corona. Phòng thí nghiệm của TQ cũng cho biết là dung dịch chứa cồn 75% diệt Corona tốt.

Dung dịch cồn 100% không tốt hơn cồn 70% vì thật ra có thêm chút nước sẽ giúp dung dịch này xuyên qua các lớp bên ngoài và diệt virus dễ dàng hơn. Có một nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm sẽ bị bất hoạt trong 3-4 phút sau khi dùng dung dịch này.

Nếu không thể rửa tay, thì đây là lựa chọn rất tốt, nhớ là chà xát lên mọi nơi trên bàn tay.

Rửa tay bằng xà phòng thông thường dưới vòi nước chảy ít nhất 20-30 giây.

Bịt khẩu trang 24/24 chỉ phòng ngừa dc 20% nguy cơ bệnh.
Nếu vừa bịt khẩu trang + rửa tay thường xuyên thì ngừa dc 30% nguy cơ
Vậy nên,
Tránh xa đám đông nếu ko cần thiết
Tăng cường sức đề kháng bản thân và gia đình bằng cách sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ

Xúc họng – chốt chặn quan trọng ngăn virut xâm nhập vào sâu hơn.

Nút chặn này là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó.

Các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh.

Việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ.

Các bạn chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản sau:

1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.

4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.