Bé đang bị sốt có nên tắm không? Cách tắm cho trẻ khi bị sốt

Khi trẻ đang bị sốt cao, bố mẹ không nên đắp chăn cho trẻ, cần cho trẻ ở trong môi trường thoáng mát để thân nhiệt của trẻ không bị tăng cao. Nếu đắp chăn, thân nhiệt của trẻ càng tăng cao, khi đó rất dễ làm trẻ bị co giật vì sốt cao.

Ngoài việc cho bé uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách tắm đúng phương pháp, đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn cho bé.

Phương pháp tắm đúng kỹ thuật cho trẻ sốt cao:

– Cặp nhiệt độ cho bé, đóng kín của tránh gió, pha nước tắm vào chậu.

– Nếu nhiệt độ của bé là 39 độ, thì nhiệt độ của nước phải là 37 độ (thấp hơn nhiệt độ của bé 2 độ), và phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm cho trẻ.

– Bố mẹ có thể tắm cho trẻ từ trên xuống, tắm nhanh khoảng 4- 5 phút, sau đó lau khô người, cho trẻ mặc đồ thoáng mát.

– Nếu không đảm bảo được nhiệt độ của nước, phương pháp tắm, thì tốt nhất bố mẹ không nên tắm cho trẻ bị sốt mà chỉ nên lau người, cổ, nách, bẹn, lưng để hạ sốt.

Cách tắm cho trẻ khi bị sốt
Cách tắm cho trẻ khi bị sốt

Khi nào không nên tắm cho trẻ

– Trẻ vừa tiêm phòng xong.

– Khi trẻ đang cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: lúc này chỉ nên lau người cho trẻ.

– Khi trẻ ăn no xong: Lúc nãy, những mạch máu dưới da bị giãn nở, khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó sẽ gây nên ảnh đến chức năng tiêu hoá của trẻ, tắm lúc này cũng dễ làm trẻ bị nôn.

 Phương pháp lau người cho trẻ sốt cao

– Đầu tiên là lau mặt, phía sau tai, cần chú ý khu vực cổ lau bằng khăn ướt, sau đó dùng khăn khô lau lại.

– Đối với trẻ em gái khi bị sốt, việc vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn rất quan trọng, nếu trẻ đi vệ sinh cần dùng nước lau rửa để đảm bảo sạch sẽ.

– Nên thường xuyên đắp khăn ấm vùng trán, lau cổ, nách, và vùng bẹn cho trẻ( lưu ý cần thay khăn 2-3 phút/1 lần).

Khi bé đã hạ sốt cần chú ý những gì ?

– Khi các bậc cha mẹ hạ nhiệt độ cho trẻ, khi nhiệt độ hạ xuống thấp thường xảy ra tình trạng vã mồ hôi ở trẻ, cha mẹ cần bình tĩnh lấy khăn khô lau người cho trẻ như: cổ, nách, bẹn và toàn cơ thể tránh tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh do ngấm ngược.

– Sau đó theo dõi tình hình của trẻ, nếu thấy trẻ mệt mỏi, lờ đờ, cần đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu thấy tay chân bé vẫn ấm, hồng hào thì không có vấn đề gì.

– Nên cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước điện giải để bù lại cho trong trẻ giai đoạn sốt.

Đối với trường hợp trẻ dùng hạ sốt mà không đỡ cần cho con đi khám bác sĩ để điều trị.