Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nấm tai đơn giản nhất

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm tai

Nấm ống tai là loại bệnh gặp ở ống tai ngoài nguyên nhân thường gặp do đi bơi hoặc do lây nhiễm từ dụng cụ khi lấy ráy tai ngoài hiệu cắt tóc. Khi người bệnh bị nhiễm nấm triệu chứng khởi đầu là ngứa ống tai ngoài, tiếp theo là ù tai và nghe kém. Nấm ống tai thường dai dẳng và khó trị, dễ tái phát nên khi người bệnh có những triệu chứng như trên nên đến bs Tai Mũi Họng khám sớm và điều trị!

Nấm tai là tình trạng nhiễm vi nấm ở vị trí của ống tai ngoài. Đây là một bệnh lý tai mũi họng dễ mắc phải ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam.

Thực tế, điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại nấm ký sinh trên cơ thể phát triển mạnh mẽ, trong đó có các loại nấm ký sinh ở tai. Tuy nhiên không phải người Việt Nam nào cũng mắc phải bệnh lý này, một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ nhiễm nấm tai cao hơn cả đó là:

Những người thường xuyên bơi lội tại các dịch vụ công cộng, sông ngòi, kênh rạch… sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nấm tai cao do nước bẩn vào tai nhưng không được làm khô và vệ sinh một cách sạch sẽ, đây là cơ hội rất tốt cho các loại nấm sinh trưởng và phát triển trong tai.
Người thường xuyên đi lấy ráy tai ở các tiệm cắt tóc, tiệm gội đầu cũng rất dễ mắc bệnh lý này bởi các dụng cụ lấy ráy tai thường không sạch sẽ, làm tăng sự lây lan mầm bệnh từ người bị nấm sang người lành do sử dụng chung dụng cụ lấy ráy tai.

Không nên ngoáy tai thường xuyên

Thói quen ngoáy tai rất có hại vì nó có thể tạo điều kiện để nấm nhiễm vào da ống tai. Khi tai không sạch và dụng cụ lấy ráy tai bị nhiễm nấm thì vi nấm dễ thâm nhập và phát triển trong môi trường thuận lợi có sẵn và “vô tư” gây bệnh. Người ta cũng có thể nhiễm nấm tai từ nấm ở chân hoặc từ những vùng da khác trên thân thể cũng như lây nấm từ người này sang người khác nếu dùng chung dụng cụ ráy tai. Cần nhớ rằng chất ráy sinh lý ở trong tai chính là hàng rào bảo vệ da ống tai, nếu làm mất nó vì thói quen ráy tai quá sạch thì vô tình đã làm hư hại hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát sinh.

Hình ảnh nội soi nấm tai
Hình ảnh nội soi nấm tai

Giữ ống tai luôn khô ráo.

Vào mùa hè hoặc khi khí hậu trở nên ẩm thấp thì phải giữ cho ống tai luôn được khô sạch. Nếu khi bơi lội, gội đầu ta vô tình để nước lọt vào trong ống tai thì phải làm cho nước chảy hết ra bằng cách nghiêng bên tai đó xuống , dậm chân bên đó vài lần để nước tự chảy ra. Nếu vẫn còn nước chưa ra hết thì phải thấm hút bằng que bông gòn sạch.

Không nên lạm dụng kháng sinh.

Thông thường vi khuẩn và vi nấm luôn có sự kìm hãm lẫn nhau. Nếu lạm dụng kháng sinh thì vi khuẩn sẽ bị ức chế, khi đó vi nấm dễ sinh sôi nảy nở và gây bệnh. Vì thế nếu không có nhiễm trùng thì không nên lạm dụng kháng sinh (nhỏ thuốc kháng sinh vào ống tai dài ngày thì có thể mắc nguy cơ nhiễm nấm).

Phương pháp điều trị bệnh nấm tai

Viêm ống tai ngoài do vi nấm còn gọi là bệnh nấm ống tai ngoài. Ngoài những triệu chứng như ngứa tai, ù tai, thấy ướt ở trong tai còn thấy có tạo màng vảy trong ống tai.
Những màng vảy này là do lớp biểu bì ống tai ngoài bong tróc ra kết hợp với vi nấm mà tạo thành. Nếu mảng vảy đó làm bít tắc ống tai ngoài hoặc bám vào vào màng nhĩ thì sẽ gây nên triệu chứng giảm thính lực và ù tai. Nếu không được lấy đi thì những mảng vảy này tích tụ càng ngày càng nhiều, phủ kín chu vi của ống tai làm bệnh nhân khó chịu nhiều, ngứa ngáy, ù tai, nghe kém, nặng nửa đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, do đó khi mắc bệnh nệnh nhân nên đi khám bs ck Tai Mũi Họng sớm khi đó bệnh nhân sẽ được làm sạch ống tai ngoài sau đó được điều trị tại chỗ bằng thuốc đặc trị chữa nấm!