Thủng màng nhĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị nhanh, chuẩn xác nhất

Thủng màng nhĩ là gì?

– Màng nhĩ thủng là tình trạng có lỗ thủng hoặc rách màng nhĩ có thể bị 1 hoặc nhiều lỗ.

Nguyên nhân gây lên thủng mãng nhĩ?

– Viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ, viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ hoặc viêm tai giữa cấp tính ứ mủ có chỉ định chích mủ màng nhĩ.

– Thay đổi áp suất lớn như lặn sâu hoặc đi máy bay.

– Chấn thương chọc thủng màng nhĩ hoặc bị tát vào tai gây thủng màng nhĩ, đá bóng vào tai…

Triệu chứng của thủng màng nhĩ ?

– Đau tai dữ dội
– Đang đau tai đột ngột thấy giảm đau
– Chất dịch trong suốt, có màu mủ hoặc có máu chảy ra từ tai thường xuất hiện ngay sau triệu chứng đau tai hoặc sau đó một vài ngày.
– Tiếng vo vo hoặc ù trong tai.
– Giảm sức nghe hoặc mất thính lực

Thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ

Điều trị thủng màng nhĩ như thế nào ?

Bạn cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân gây thủng và điều trị theo nguyên nhân:

– Nếu màng nhĩ bị vỡ do nhiễm trùng, bác sỹ sẽ thăm khám và điều trị bệnh viêm tai giữa và viêm mũi họng đồng thời bạn cần đi hút mủ tai hàng ngày trong khoảng 3 đến 4 ngày.

– Nếu màng nhĩ bị thủng do chấn thương gây ra (ví dụ, từ que tăm bông, bị đánh vào tai …), bác sĩ có thể chỉ kê toa thuốc kháng sinh nhỏ tai, bạn cần lưu ý giữ gìn không để nước vào tai khi tắm gội và không đi bơi.

– Hầu hết màng nhĩ thủng có thể lành sau vài ngày đến vài tuần, Thông thường cần 2 tuần để đánh giá màng nhĩ đã liền hoàn toàn chưa.

– Nếu lỗ thủng kéo dài trên 3 tháng, có thể cân nhắc phẫu thuật vá màng nhĩ

Các biện pháp phòng ngừa thủng mãng nhĩ

– Khi bạn và con bạn bị viêm mũi họng nên đi khám bác sỹ tai mũi họng sớm để điều trị bệnh tránh biến chứng viêm tai giữa gây thủng nhĩ.

-Tránh thay đổi áp lực mạnh, đột ngột như lặn sâu, nhảy cầu.

– Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi dài, sắc, nhọn như đũa, bút bi, kéo, không để trẻ tự ngoáy tai.
– Hạn chế tối đa chấn thương áp lực như không đánh( tát) vào tai trẻ.